Các dạng bài tập cơ bản và phương pháp tiến hành giải quyết các dạng bài liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

 Các dạng bài tập cơ bản và phương pháp tiến hành giải quyết các dạng bài liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

Ở đề tài này tôi chỉ tìm hiểu cụ thể những dạng toán vận dụng cơ bản điển hình có liến quan đến bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó trong chương trình lớp 4. Song song với việc tìm hiểu và giải toán tôi ra cho học sinh các bài tập để rèn kĩ năng nhận dạng và giải; đặc biệt là học sinh khá giỏi để các em phát huy được hết năng lực của mình.

Đối với dạng toán này cần xác định rõ đâu là tổng; đâu là hiệu; đại lượng nào là số lớn; đại lượng nào là số bé và vận dụng công thức trong SGK để giải.

Số lớn = (tổng + hiệu) : 2

Số bé = (tổng – hiệu) : 2

  1. Bài tập giúp học sinh hình thành công thức

Giúp học sinh hiểu bản chất của dạng toán, ngay từ khi hình thành công thức, đưa ra ví dụ.

Bài toán 1: Tổng của hai số là 70. Hiệu của hai số đó là 10. Tìm hai số đó.

Hướng dẫn:

  • Bài toán cho biết gì ? (Tổng của hai số là 70, hiệu hai số là 10 ).

– Bài toán hỏi gì?( Tìm hai số đó)

GV nêu : Vì bài toán cho biết tổng và hiệu của hai số, yêu cầu chúng ta tìm hai số nên dạng toán này dược gọi là bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Giáo viên vẽ hình minh hoạ:

 

 

Số lớn:

 

Số bé:

 

Học sinh quan sát sơ đồ, giáo viên hỏi:

  • 70 gọi là gì? 10 gọi là gì ? Bài toán yêu cầu tìm hai số nào ?

(Giáo viên chỉ vào sơ đồ. Học sinh nêu)

(70 gọi là tổng hai số, 10 gọi là hiệu hai số. Bài toán yêu cầu tìm số lớn và số bé)

*GV hướng dẫn giải theo cách 1:

  • Yêu cầu HS suy nghĩ cách tìm hai lần của số bé.
  • GV chốt và che phần hơn của số lớn với số bé và nêu: Nếu như bớt phần hơn của số lớn đi ta được hai đoạn thẳng như thế nào ? (Hai đoạn thẳng bằng nhau). Và cùng bằng số nào? (Cùng bằng số bé ).
  • Lúc đó trên sơ đồ ta được gì? (Hai lần số bé). .
  • Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số? (Hiệu hai số).
  • Khi bớt đi phần hơn của số lớn thì tổng của chúng thay đổi như thế nào?

(bớt đi đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé).

– Tổng mới này là bao nhiêu ? (70 – 10 = 60).

– Tổng mới 60 chính là gì ? (Hai lần số bé).

– Vậy ta tìm số bé bằng cách nào ? ( 60 : 2 = 30).

– Nêu cách tìm số lớn ? ( 30 + 10 = 40 hoặc 70 – 30 = 40).

Học sinh giải như sau:

Hai lần số bé là:

70-10 = 60

Số bé là:                                                                       .

60 : 2 = 30

Số lớn là:

30 + 10 = 40

Đáp số: 30 và 40

Giáo viên nhấn mạnh: Trước tiên ta tìm hai lần số bé sau đó tìm số bé.

– Giáo viên hỏi học sinh cách tìm số bé (chỉ vào bài giải), rồi viết:

(70 – 10) : 2. Sau đó yêu cầu HS rút ra công thức

 

Số bé = (Tổng – Hiệu) :2

 

 

Chốt: “Ta tính số bé bằng cách lấy tổng của hai số trừ đi hiệu hai số rồi chia cho 2 ”

Sau đó GV yêu cầu HS tìm số lớn khi đã biết số bé. HS dễ dàng tìm được :

Số lớn = Tổng – Số bé ( chỉ vào sơ đồ)

Số lớn = Hiệu + Số bé ( chỉ vào sơ đồ)

*GV hướng dẫn giải theo cách 2:

Tương tự như cách giải 1. Ta có sơ đồ :

 

 

Số lớn

 

Số bé

 

– Yêu cầu HS nêu cách tìm hai lần số lớn.

– Sau đó GV khẳng định và vẽ thêm một đoạn nhỏ để được hai lần số lớn. Nếu thêm vào số bé một phần đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé thì số bé như thế nào so với số lớn? (số bé bằng số lớn).

– Lúc đó ta có hai đoạn thẳng bằng nhau, mỗi đoạn thẳng chính là gì? (hai lần số lớn). Vậy ta có hai lần số lớn.

– Khi đó tổng của chúng như thế nào? (Tăng thêm đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé).

– Tổng mới là bao nhiêu? (70 + 10 = 80).

– Tổng mới 80 chính là mấy phần của số lớn. Vậy nêu cách tìm số lớn? (80 : 2 = 40)

– Nêu cách tìm số bé? (40 – 10 = 30 hoặc 70 – 40 = 30)

Học sinh giải như sau:

Hai lần số lớn là:

70+ 10 = 80

Số lớn là:

80 : 2 = 40

Số bé là:

40 – 10 = 30

Đáp số: 30 và 40

GV nhấn mạnh: Trước tiên ta tìm hai lần số lớn sau đó tìm số lớn. Dựa vào bài giải, HS nêu cách tìm số lớn (70 + 10) : 2 = 40.

Sau đó yêu cầu HS đưa ra công thức :

 

 

Số lớn =(Tổng + Hiệu) :2

 

Chốt: “Ta tính số lớn bằng cách lấy tổng của hai số cộng với hiệu hai số rồi chia cho 2″

Sau đó GV yêu cầu HS tìm số bé khi đã biết số lớn. HS dễ dàng tìm được:

Số bé = Tổng – Số lớn (chỉ vào sơ đồ)

Số bé = Số lớn – Hiệu (chỉ vào sơ đồ)

Qua bài toán trên HS có thể nắm được cách tìm số lớn, số bé theo hai công thức trên. Khi giải bài toán này tôi lưu ý HS cần xác định số lớn, số bé, tổng hai số và hiệu hai số.

Khi học sinh nắm được cách giải bài toán ” Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai sô đó ” tôi cho các em luyện tập các bài tập theo hệ thống từ dễ đến khó, nâng cao dần cho phù họp với khả năng nhận thức của các em.

  1. Bài tập giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản

Dạng vận dụng 1: Các bài toán cơ bản đã cho biết rõ ràng tổng và hiệu

Ví dụ: bài 3 trang 47 SGK toán 4.

Cả hai lớp trồng được 600 cây. Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B là 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?

Mặc dù trong bài toán này không chỉ rõ đâu là tổng đâu là hiêu, đâu là số lớn, đâu là số bé. Nhưng dựa vào kinh nghiệm thực tế học sinh cũng xác định được tổng là số cây hai lớp trồng được; hiệu chính là số cây lớp 4A trồng ít hơn lớp 4B; số lớn là số cây lớp 4B trồng được; số bé là số cây lớp 4A trồng được.

Bài 2: (SGK Toán 4 – Trang 47)

Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?

Tôi hướng dẫn HS giải như sau:

  • Bài toán cho biết gì? (Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi)
  • Bố hơn con 38 tuổi còn được hiểu là gì? (Con ít hơn bố 38 tuổi)
  • Bài toán hỏi gì? (Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi ?)
  • Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó).

– Xác định đâu là tổng? (58 tuổi là tổng). Vì sao con biết? (58 tuổi là tổng vì đó là kết quả tuổi của bố và tuổi con cộng lại).

– Xác định đâu là hiệu? (38 tuổi là hiệu). Vì sao con biết? (38 tuổi là hiệu vì đó là kết quả của phép trừ tuổi của bố và tuổi con ).

– Đâu là hai số phải tìm?(Tuổi của bố và tuổi của con).

Học sinh tóm tắt và giải:

Bài giải

Tuổi bố

Tuổi con

 

Tuổi của bố là:

( 58 + 38 ): 2 = 48 ( tuổi)

Tuổi của con là:

48-38 = 10 (tuổi)

Đáp số: Bố: 48 tuổi;  con: 10 tuổi.

Tôi thấy có HS lại giải như sau:

Tuổi của con là:

( 58 – 38 ): 2 = 10( tuổi)

Tuổi của bố là:

38 + 10=48 (tuổi)

Đáp số: 48 tuổi; 10 tuổi

Qua bài này tôi thấy các em đã biết xác định tổng của hai số, hiệu của hai số, vẽ sơ đồ và nắm được cả hai cách giải bài toán dạng này.

Bài 3: (SGK Toán 4 – Trang 48 )

Một thư viện trường học cho mượn 65 quyển sách gồm hai loại: Sách giáo khoa và sách đọc thêm. Số sách giáo khoa nhiều hơn số sách đọc thêm 17 quyển. Hỏi thư viện đã cho học sinh mượn mỗi loại bao nhiêu quyển sách?

Tôi hướng dẫn HS giải như sau:

– Bài toán cho biết gì? (65 quyển sách gồm hai loại : Sách giáo khoa và sách đọc thêm. Số sách giáo khoa nhiều hơn số sách đọc thêm 17 quyển).

– Số sách giáo khoa nhiều hơn số sách đọc thêm 17 quyển hay ta còn hiểu là gì? (Số sách đọc thêm ít hơn số sách giáo khoa 17 quyển).

– Bài toán hỏi gì?( Hỏi thư viện đã cho học sinh mượn mỗi loại bao nhiêu quyển sách?).

– Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó).

– Xác định đâu là tổng? (65 quyển sách ) Vì sao con biết? (65 quyển là số sách giáo khoa và sách đọc thêm cộng lại).

– Xác định đâu là hiệu? (17 quyển là hiệu ) Vì sao con biết? (17 quyển là hiệu vì đó là số sách giáo khoa nhiều hơn số sách đọc thêm ).

– Đâu là hai số phải tìm? ( số sách giáo khoa và sách đọc thêm ).

Học sinh tóm tắt và giải :

 

 

Sách giáo khoa

 

Sách đọc thêm

 

Thư viện đã cho học sinh mượn số sách giáo khoa là:

(65 + 17 ): 2 = 41 (quyển)

Thư viện đã cho học sinh mượn số sách đọc thêm là:

41 – 17 = 24 (quyển)

Đáp số: 41 quyển và 24 quyển

Tôi thấy có HS lại giải như sau:

Thư viện đã cho học sinh mượn số sách đọc thêm là :

(65 – 17 ) : 2 = 24 (quyển)

Thư viện đã cho học sinh mượn số sách giáo khoa là:

17 + 24 = 41 (quyển)

Đáp số: 41 quyển và 24 quyển

=> Qua bài này giúp học sinh giải thành thạo dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” đồng thời cho học sinh nhận xét về tổng và hiệu của hai số trong mỗi bài toán và lưu ý với HS: Trong mỗi bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng thì tổng và hiệu của hai số phải cùng là số chẵn hoặc cùng là số lẻ để tới khi thực hiện phép chia cho 2 sẽ không bị dư vì chúng ta chưa học số thập phân.

Dạng vận dụng 2: Dạng toán ẩn tổng ( bài toán cho biết hiệu nhưng chưa biết tổng)

Đề bài: Trung bình cộng hai số là 515, số lớn hơn số bé 32 đơn vị. Tìm hai số đó?

Bài toán cho biết:           – Trung bình cộng hai số là 515

– Số lớn hơn số bé 32 đơn vị

Bài toán hỏi:        Tìm hai số đó

Phân tích: Để tìm được hai số dựa vào hiệu đã biết là : “số lớn hơn số bé 32 đơn vị”. Tìm tổng dựa vào “trung bình cộng của hai số là 515”.

Các bước giải:       + Tổng hai số

+ Tìm mỗi số dựa vào tổng và hiệu

Bài giải

Tổng của hai số là:

515 x 2 = 1030

Số lớn là:

1030 + 32 : 2 = 531

Số bé là:

1030 – 531 = 499

Đáp số : 531; 499

Thử lại:                 531 + 499 = 1030

531 – 499 = 32

(531 + 499) : 2 = 515

Dạng vận dụng 3: Dạng toán ẩn hiệu ( bài toán cho biết tổng nhưng chưa biết hiệu)

Đề bài: Tìm hai số chẵn có tổng là 210. Biết giữa chúng có 18 sỗ chẵn khác

Bài toán cho biết:  Tổng hai số là 210

Bài toán hỏi: Tìm hai số đó

Phân tích: Muốn tìm hai số dựa vào tổng của hai số. Tổng đã biết vậy phải tìm hiệu. Tìm hiệu dựa vào điều kiện giữa chúng có 18 số chẵn khác

Các bước giải: + Tìm hiệu hai số

+ Tìm mỗi số dựa vào tổng và hiệu

Bài giải

Hiệu của hai số là:

18 x 2 + 2 = 34

Số lớn là:

(210 + 34) : 2 = 122

Số bé là :

210 – 122 = 88

Đáp số: 122; 88

Thử lại:       122 + 88 = 210

122 – 88 = 34

Dạng vận dụng 4: Dạng toán ẩn tổng – hiệu ( bài toán chưa biết cả tổng và hiệu)

Đề bài: Tìm hai số  biết rằng tổng của chúng gấp 5 lần số lớn nhất có hai chữ số và hiệu của chúng kém số lớn nhất có 3 chữ số 9 lần.

Bài toán cho biết:           +Tổng gấp 5 lân số lớn nhất có 2 chữ số

+Hiệu kém số lớn nhất có 3 chữ số 9 lần

Bài toán hỏi: Tìm hai số đó

Phân tích: Muốn tìm hai số dựa vào tổng và hiệu của hai số. tổng chưa biết lên phải tìm dựa vào điều kiện “ gấp 5 lần số lớn nhất có 2 chữ số”, tìm hiệu  dựa vào điều kiện “ kém số lớn nhất có 3 chữ số 9 lần”.

Các bước giải:       + Tìm tổng, hiệu hai số

+ Tìm mỗi số dựa vào tổng và hiệu

Các bước phân tích trên giúp các em loại bỏ các yếu tố về lời văn che dậy bản chất bài toán, nhiều khi làm các em hoang mang rối trí . Đối với những bài toán mà tổng và hiệu của hai số còn chưa rõ ràng giáo viên cũng cần chú ý phân tích quá trình tóm tắt bài toán và ghi nhớ bước giải để tìm ra tổng hay hiệu của hai số. Ngoài ra còn có những bài toán cho biết tổng và hiệu nhưng lại không ở cùng một thời điểm nên cần hướng dẫn các em đọc kĩ đề bài và đưa tổng, hiệu và cùng một thời điểm.

Đối với các bước giải phụ này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh dùng các phép tính cộng trừ nhân chia tùy thuộc và bài toán để tìm ra tổng hoặc hiệu của hai số.

Muốn cho học sinh giải thành thạo các bài toán này tôi đã lấy nhiều bài toán khác nhau để học sinh luyện tập giải theo tổ, nhóm để học sinh có sự giúp đỡ lẫn nhau, kiểm tra kết quả và chia sẻ kết quả học tập của mình với bạn. từ đó các em có kỹ năng giải toán thành thạo hơn.

Các bài toán tương tự

Bài toán 1: Bố hơn con 31 tuổi, biết rằng 4 năm nữa tổng số tuổi của hai bố con là 51 tuổi. tính tuổi của mỗi người hiện nay.

Bài toán 2: Tổng của hai số chẵn là 2860. Tìm hai số đó, biết rằng giữa chúng có 421 số chẵn khác.

Bài toán 3: Tổng của hai số gấp 2 lần số lớn nhất có ba chữ số. Hiệu hai số đó bằng số nhỏ nhất có ba chữ số. Tìm hai số đó

* Bài tập giúp học sinh mở rộng nâng cao kiến thức Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

a.Những bài tập phối hợp với dạng toán điển hình khác

Bài 1: Tìm 5 số lẻ liên tiếp biết tổng của chúng là 125.

Đây là một bài toán thuộc dạng “Tìm các số  khi biết tổng và hiệu của các số đó”. Tuy nhiên với kiến thức của toán trung bình cộng học sinh có thể tìm được cách giải nhanh gọn như sau:

Bài giải

Vì đây là 5 số lẻ liên tiếp suy ra số ở giữa chính là trung bình cộng của 5 số nên số ở giữa là : 125 : 5 = 25

Số lẻ liền trước 25 là: 25 – 2 = 23

Số lẻ bé nhất là : 23 – 2 = 21

Số lẻ liền sau 25 là : 25 + 2 = 27

Số lẻ lớn nhất là : 27 + 2 = 29

Đáp số : 21, 23, 25, 27 , 29

Ở bài này, HS cần vận dụng kiến thức về số trung bình cộng để làm bài.

Ngoài ra các em có thể giải bằng cách vẽ sơ đồ như sau:

Các số lẻ liên tiếp nhau hơn kém nhau 2 đơn vị nên ta có sơ đồ:

 

 

Số lẻ thứ nhất

Số lẻ thứ hai

 

Số lẻ thứ ba

Số lẻ thứ tư

 

Số lẻ thứ năm

 

Nhìn vào sơ đồ ta có:

Số lẻ thứ nhất là: (125 – 2 – 4 – 6 – 8) :  5 = 21

Số lẻ thứ hai là: 21 + 2 = 23

Số lẻ thứ ba là: 23 + 2 = 25

Số lẻ thứ tư là: 25 + 2 = 27

Số lẻ thứ năm là: 27 + 2 = 29

Đáp số: 21, 23, 25,27,29

Bài 2: Tìm hai số có tổng là 175, biết số thứ nhất kém số thứ hai 16 đơn vị, số thứ hai kém số thứ ba 17 đơn vị.

Bài toán này thuộc dạng toán ” nhiều hơn, ít hơn ” nhưng tổng đã biết. Học sinh phải vẽ sơ đồ và giải như sau:

Bài giải

Theo đề bài ta có sơ đồ :

 

Số thứ nhất

Số thứ hai

Số thứ ba

 

Số thứ ba hơn số thứ nhất là: 17+16 = 33

Số thứ nhất là: ( 175 – 33 – 16 ): 3 = 42

Số thứ hai là : 42 + 16 = 58

Số thứ ba là: 58+ 17 = 75

Đáp số: 42 ; 58; 75

  1. Những bài toán giải bằng phương pháp sơ đồ

Bài 3: Hùng và Dũng có tổng cộng 45 viên bi, nếu Hùng có thêm 5 viên bi thì Hùng sẽ có nhiều hơn Dũng 14 viên bi. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?

Bài giải:

 

 

Hùng

 

Dũng

 

Số bi Hùng có nhiều hơn Dũng là:

14-5 = 9 (bi)

Số bi của Dũng là:

(45-9): 2 = 18 (bi)

Số bi của Hùng là:

18 + 9 = 27 (bi)

Đáp số : Hùng: 27 bi ; Dũng : 18 bi

Bài 4: Cho một phép trừ hai số mà tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu số bằng 1996; hiệu số lớn hơn số trừ là 132. Hãy tìm số bị trừ và số trừ của phép tính đó.

Bài giải:

Theo đề bài ta có:

Số bị trừ + số trừ + hiệu số = 1996

Vì số bị trừ bằng hiệu số cộng với số trừ nên ta có thể viết:

Số bị trừ + số trừ + hiệu số = 1996

Vì số trừ bằng hiệu số cộng với số trừ nên ta có thể viết:

số bị trừ + số bị trừ = 1996

số bị trừ x 2 = 1996

Do đó: Số bị trừ = 1996 : 2 = 998

Theo đề bài , hiệu số lớn hơn số trừ là 132. VI số bị trừ bằng tổng của hiệu số và số trừ, mà tổng đó bằng 998 nên ta vẽ sơ đồ minh hoạ hiệu số và số trừ như sau:

 

 

Hiệu số

Số trừ

 

Số trừ phải tìm là: ( 998 – 132 ): 2 = 433 Đáp số : 998 và 433

Nắm chắc cách vẽ sơ đồ, học sinh sẽ giải được các bài toán tương tự.

Ớ bài này, khi giải tôi lưu ý các em cần đọc kỹ, phân tích bài và vẽ sơ đồ theo các dữ liệu vừa phân tích để giải.

                  *Một số bài toán khác

Bài 5: Tìm hai số có hiệu bằng 22, biết rằng nếu lấy số thứ nhất cộng số thứ hai cộng hiệu của chúng thì được 116.

Bài giải

Số thứ nhất + số thứ hai + hiệu =116

Số thứ nhất + số thứ hai + 22 = 116

Số thứ nhất + số thứ hai = 116 – 22

Số thứ nhất + Số thứ hai = 94

Vậy hai số cần tìm có tổng bằng 94 và hiệu bằng 22.

Số bé là ( 94 – 22) : 2 = 36

Số lớn là : 36 + 22 = 58

Đáp số: 36 và 58

Giải bài toán này học sinh cần nhớ: Cần phân tich kỹ các dữ liệu của bài toán để tìm tổng hai số.

Bài 6: An và Bình mua chung 45 quyển vở và phải trả hết số tiền là 72.000 đồng, An trả nhiều hơn Bình 11200 đồng. Hỏi mỗi bạn mua bao nhiêu quyển vở?

Bài giải

Số tiền mua 1 quyển vở là:

72000:45 = 1600 (đồng)

Số tiền mua vở của An là :

(72000 + 11200):2 – 41600 (đồng )

Số vở An mua là:

41600 : 16000 = 26 (quyển )

Số vở Binh mua là:

45 – 26 = 19 (quyển )

Đáp số : An : 26 quyển

Bình : 19 quyển

Giải bài toán này học sinh cần nhớ : Phân tích bài toán theo các dữ kiện của đề bài để tính được tổng và hiệu của hai số và giải bài toán

Bài 7: Bố lớn hơn con 28 tuổi, biết rằng 3 năm nữa tổng số tuổi của hai bố con là 46 tuổi. Hỏi hiện nay bố bao nhiêu tuổi ? Con bao nhiêu tuổi ?

Bài giải

Tổng số tuổi của hai bố con hiện nay là:

46 – 3 x 2 = 40 (tuổi)

Tuổi bố hiện nay là:

( 40 + 28) : 2 = 34 (tuổi)

Tuổi con hiện nay là:

34 – 28 = 6 (tuổi)

Đáp số: Bố: 34 tuổi; con : 6 tuổi.

Ở bài toán này, tôi lưu ý các em là : Khi tuổi bố tăng lên 1 tuổi thì tuổi con cũng tăng lên 1 tuổi. Do vậy bố luôn hơn con 28 tuổi. Muốn tính tuổi hiện nay khi biết tuổi của 3 năm nữa ta sẽ lấy tuổi của 3 năm nữa trừ đi 3. Muốn tính tuổi hiện nay khi biết tuổi của 3 năm trước kia ta sẽ lấy tuổi của 3 năm trước kia cộng với 3.

Giải bài toán về tuổi học sinh cần nhớ cách tính tuổi trước kia, tuổi hiện nay, tuổi vài năm nữa.

  1. Một số trò chơi học tập

Ngoài những giờ học căng thẳng, tôi thường tổ chức các trò chơi dưới hình thức thi giải toán nhanh, nhận dạng toán qua sơ đồ, đặt đề toán theo sơ đồ cho trước. Sau khi học xong bài và đến phần củng cố bài học tôi cho các em chơi để củng cố kiến thức của bài học. Hay trong những tiết hướng dẫn học, ngoài phần bổ sung kiến thức cơ bản, tôi cho các em khá giỏi thi giải toán nhanh. Trước khi thi tôi thường đưa ra luật chơi : nội dung thi, hình thức thi, thời gian thi và có khen thưởng cụ thể. Từ đó các em rất hứng thú học tập.

3.1. Nhận dạng toán qua sơ đồ

Bài 1: Tôi đưa ra 2 sơ đồ như sau:

Sơ đồ thứ nhất

Bạn gái

Bạn trai:

 

 

Sơ đồ thứ hai

Bạn gái:

Bạn trai:

 

Luật chơi như sau: Trong thời gian 1 phút, em nào nêu được dạng toán của từng sơ đồ trên một cách chính xác và nhanh nhất em đó sẽ được nhận một phần thưởng (có thể là tràng pháo tay của c

Bài 2: Tôi đưa ra 2 sơ đồ sau:

Sơ đồ thứ nhất             

 

Lớp A:

Lớp B:

 

 

Sơ đồ thứ hai

25 học sinh    27 học sinh         32 học sinh

 

 

 

 

? học sinh               ? học sinh           ? học sinh

Luật chơi như sau: Trong thời gian 1 phút, em nào nêu được dạng toán của từng sơ đồ trên một cách chính xác và nhanh nhất em đó sẽ được nhận một phần thưởng (có thể là tràng pháo tay của các bạn, hay một phần quà).

Tôi thấy chỉ trong khoảng 5-10 giây tôi đã thấy có rất nhiều em nêu chính xác dạng toán của 2 sơ đồ trên.

Sơ đồ thứ nhất: Dạng toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

Sơ đồ thứ hai: Dạng toán về tìm số trung bình cộng.

Như vậy qua trò chơi nhận dạng toán tôi thấy các em nắm chắc các dạng toán đã học.

  1. Đặt đề toán theo sơ đồ
?

Tôi đưa ra một sơ đồ như sau:

 

 

 

 

 

Luật chơi như sau : Trong thời gian 3 phút, em nào đặt được đề toán theo sơ đồ trên một cách chính xác, lời văn rõ ràng và nhanh nhất em đó sẽ được nhận một phần thưởng ( có thể là tràng pháo tay của các bạn, hay một phần quà).

Tôi thấy chỉ trong khoảng 1- 2 phút tôi đã thấy có rất nhiều em đặt được đề toán trên.

Ví dụ 1: Em Thu đặt đề toán như sau: Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 32 tuổi. Chị hơn em 6 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi?

Ví du 2: Em Lan Anh lại đặt đề toán như sau: Lớp 4E và lớp 4G có tất cả 32 bạn học sinh tiên tiến. Số học sinh tiên tiến lóp 4E ít hơn số học sinh tiên tiến lớp 4G là 6 bạn. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu bạn học sinh tiên tiến?

Ví du 3: Em Ngọc Hương lại đặt đề toán như sau : Nam và Duy có tổng cộng 32 viên bi. Số bi của Nam nhiều hơn số bi của Duy là 6 viên. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?

Qua trò chơi trên tôi thấy các em rất hiểu sơ đồ và đặt được nhiều bài toán với những lời văn khác nhau.

  1. Giải toán nhanh

Luật chơi như sau : Trong thời gian 3 phút, em nào giải được bài toán đúng, chính xác và nhanh nhất em đó sẽ được nhận một phần thưởng ( có thể  tràng pháo tay của các bạn, hay một phần quà ).

Ví du 1: Tính nhẩm: tổng của hai số bằng 10, hiệu của chúng cũng bằng 10. Tìm hai số đó.

( HS nhẩm ra số lớn bằng 10, số bé bằng 0 vì 10 + 0 = 10; 10 – 0 = 10)

Ví dụ 2: Tìm hai số có tổng là số lẻ lớn nhất có hai chữ số và hiệu là số lẻ lớn nhất có một chữ số.

(HS nhẩm như sau :                   Số bé = (99 – 9 ) : 2 = 45

Số lớn = 45 + 9 = 54)

Ví du 3: Tìm hai số chẵn liên tiếp có tổng là 102.

( HS nhẩm như sau :                   Số bé = (102 – 2 ) : 2 = 50

Số lớn =50 + 2 = 52)

Tôi thấy chỉ trong khoảng 1-2 phút tôi đã thấy có rất nhiều em giải được bài toán trên.

Qua phần trò chơi trên, tôi thấy các em rất sôi nổi và hứng thú học tập vì các em được nhận những phần thưởng hay những lời động viên kịp thời của cô giáo và các bạn. Từ đó nhiều em có ý thức vươn lên và muốn cô giáo cho tham gia chơi nhiều trò chơi giải toán hơn nữa.

Nguồn: Nguyễn Thị Phương lớp 4A